Đến với buổi hội thảo báo cáo chuyên đề có các thầy cô trong BGH và toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường.
Nhà giáo Nguyễn Thị Kiều Hạnh - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi Hội thảo
Với sự đầu tư công sức, trí tuệ và sáng tạo của mỗi thầy cô cũng như của tổ chuyên môn, ba bài báo cáo đến từ 3 tổ: Tổ Ngữ văn, tổ Toán và tổ Hóa - Sinh - Công nghệ đã thể hiện được mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong chương trình GDPT 2018.
Mở đầu là báo cáo của cô giáo Trương Thị Huyền tổ Ngữ văn với chủ đề “Thiết kế hoạt động khởi động theo tinh thần đổi mới của chương trình GDPT 2018 ở môn Ngữ văn lớp 10”
Cô giáo Trương Thị Huyền (Ngữ văn) trong bài báo cáo
Như chúng ta đã biết, khởi động là hoạt động đầu tiên của một tiết học, để thu hút học sinh tham gia tích cực vào bài giảng thì ngay từ những phút đầu tiên này, hoạt động Khỏi động cần phải sáng tạo, đổi mới. Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, kiến thức chuyên môn vững vàng và không ngừng học hỏi, sáng tạo, cô Trương Thị Huyền đã xây dựng được một hệ thống các hoạt động khởi động để có thể áp dụng được nhiều tiết học.
Khởi động bài học bằng 1 trò chơi, kết nối các kỹ năng nghe - nói viết
Trò chơi khởi động cho tiết học “Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca - Chùm thơ Hai cư - Nhật Bản”
Minh họa phần khởi động tiết “Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau”
Nghe một đoạn nhạc, bằng tưởng tượng viết một vài câu theo gợi ý có sẵn
Tiếp theo là báo cáo “Toán học và cuộc sống” do cô giáo Phạm Thị Linh trình bày.
Với mục đích kết nối tri thức với cuộc sống, môn Toán đã có nhiều đổi mới thiết thực nhằm giúp cho người học tiếp cận một cách tự nhiên và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Nhờ vậy học sinh sẽ nhận thấy Toán học bớt khô khan và thực tế hơn.
Sự việc hot mấy ngày nay về việc vay tín dụng đã được đưa vào tiết học Toán
Nhiều ví dụ minh họa “Tỉ lệ vàng” xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày
Học giỏi Toán cũng có thể giúp các bà nội chợ chi tiêu hợp lý cho gia đình ……
Ngoài ra Toán học cũng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Báo cáo thứ 3 trong buổi hội thảo là chuyên đề “Sử dụng bài giảng điện tử Elearning trong dạy học Steam” của cô giáo Cấn Thị Thu Trang đến từ tổ Hóa - Sinh - Công nghệ.
Theo định hướng của chương trình GDPT 2018 – Giáo dục Steam là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào giải quyết 1 số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể
Cô Thu Trang đã nêu vấn đề, xuất phát từ thực tiễn trong thời lượng 1 tiết học, lượng kiến thức lý thuyết khá nhiều, 1 chuyên đề sẽ khó để đảm bảo học sinh vừa nắm được kiến thức bài học vừa vận dụng kiến thức vào sản phẩm Steam. Để khắc phục vấn đề này thì xây dựng bài giảng Elearning sẽ khắc phục được cả hai vấn đề trên. Bởi đó là bài giảng đa phương tiện với sự kết hợp của video, hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, bảng biểu…., bài giảng trên nền tảng trực tuyến nên học sinh có thể học được bất cứ khi nào và ở đâu.
Một số bài giảng Elearning đã được cô Trang thiết kế
Một số sản phẩm Steam do học sinh tạo ra dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trong tổ Hóa - sinh
Tiếp theo chương trình, ở phần thảo luận, các thầy cô cũng tham gia đóng góp tích cực để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Cô giáo Vũ Thị Hồng Lê chia sẻ rất ấn tượng với phần Khởi động của cô giáo Trương Thị Huyền, bản thân cô cũng cho rằng, một bài học muốn thu hút được học trò thì phần khởi động luôn phải đổi mới, sáng tạo bởi những giây phút đầu tiên của tiết học luôn là quan trọng nhất để thu hút học sinh.
Thầy giáo Kiều Anh Tuấn, tổ trưởng tổ Toán chia sẻ: với đặc thù bộ môn thường bị coi là khô khan, khó tiếp cận nên xuất phát từ thực tế đó, các thầy cô trong tổ đã xây dựng bài học theo định hướng tìm tòi, quan sát từ thực tế cuộc sống để ứng dụng vào bài học, giúp cho bài học trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn.
Hình ảnh các thầy cô đóng góp cho báo cáo chuyên đề
Cuối cùng, nhà giáo Nguyễn Thị Kiều Hạnh - Hiệu trưởng nhà trường đánh giá cao sự tâm huyết, tận tâm trong từng bài giảng, từng báo cáo của các thầy cô tham gia buổi hội thảo cũng như của các tổ chuyên môn. Với phương châm: chất lượng chuyên môn là xương sống, các thầy cô trong nhà trường nói chung và các thầy cô tham gia buổi hội thảo hôm nay đã quyết tâm, nghiêm túc từ khâu chuẩn bị đến khi triển khai các chuyên đề trong quá trình dạy học. Kết quả bài thi khảo sát khối 11 và 12 vừa qua là minh chứng cho sự cố gắng của toàn thể giáo viên và học sinh trong toàn trường.